Các cấu trúc Nghĩa vụ nợ thế chấp

CDO là một khái niệm rộng, có thể quy cho một số dạng sản phẩm khác nhau. Chúng có thể được phân loại theo nhiều cách. Các phân loại chính như sau:

Nguồn của các quỹ - Dòng tiền so với Giá trị thị trường
  • CDO dòng tiền trả lãi và gốc cho các chủ phân ngạch bằng cách sử dụng các dòng tiền được tạo ra bởi tài sản của CDO. Các CDO dòng tiền tập trung chủ yếu vào quản lý chất lượng tín dụng của danh mục đầu tư cơ sở.
  • CDO giá trị thị trường nỗ lực nâng cao hoàn vốn cho nhà đầu tư thông qua trao đổi thường xuyên hơn và bán có lợi nhuận các tài sản thế chấp. Người quản lý tài sản CDO tìm cách thu được lợi đắc vốn trên các tài sản trong danh mục đầu tư của CDO. Có sự tập trung nhiều hơn vào những thay đổi về giá trị thị trường của các tài sản của CDO. Các CDO giá trị thị trường là thiết lập dài hơn, nhưng ít phổ biến hơn so với các CDO dòng tiền.
Động lực - Chênh lệch so với Bảng cân đối
  • Các Nghiệp vụ chênh lệch (dòng tiền và giá trị thị trường) cố gắng để dành cho các nhà đầu tư vốn cổ phần chênh lệch giữa tài sản có lợi suất tương đối cao và các nợ phải trả có lợi suất thấp hơn được đại diện bởi các trái phiếu được xếp hạng. Đa số, 86% các CDO là có động lực chênh lệch.[18]
  • Các Nghiệp vụ bảng cân đối, ngược lại, chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn của các tổ chức phát hành để loại bỏ các khoản vay và tài sản khác khỏi bảng cân đối của họ, để giảm các yêu cầu về vốn theo quy định của họ và cải thiện hoàn vốn trên vốn rủi ro của họ. Một ngân hàng có thể muốn giảm tải rủi ro tín dụng để giảm rủi ro tín dụng của bảng cân đối của nó.
Cách gây quỹ - Tiền mặt so với Tổng hợp
  • Các CDO tiền mặt bao hàm một danh mục đầu tư tài sản tiền mặt, chẳng hạn như các khoản vay, trái phiếu công ty, chứng khoán tài sản hay chứng khoán thế chấp. Quyền sở hữu các tài sản này được chuyển giao cho pháp nhân (gọi là phương tiện mục đích đặc biệt) phát hành các phân ngạch của CDO. Rủi ro mất mát các tài sản này được chia đều cho các phân ngạch theo thứ tự ngược của độ cao cấp. Phát hành CDO tiền mặt đã vượt quá 400 tỷ USD trong năm 2006.
  • Các CDO tổng hợp không làm chủ các tài sản tiền mặt như trái phiếu hoặc khoản vay. Thay vào đó, các CDO tổng hợp đạt được tiếp xúc tín dụng cho một danh mục đầu tư các tài sản thu nhập cố định mà không sở hữu những tài sản này thông qua việc sử dụng các hoán đổi rủi ro tín dụng, một công cụ phái sinh. (Trong một hoán đổi như vậy, người bán bảo vệ tín dụng, CDO, nhận các thanh toán tiền mặt định kỳ, được gọi là phí bảo hiểm, để đổi lấy thỏa thuận về giả định rủi ro tổn thất trên một tài sản cụ thể trong trường hợp tài sản đó trải qua vỡ nợ hoặc sự kiện tín dụng khác). Như một CDO tiền mặt, nguy cơ tổn thất trên danh mục đầu tư của CDO được chia thành các phân ngạch. Các thiệt hại đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến các phân ngạch vốn cổ phần, tiếp theo các phân ngạch cấp thấp, và cuối cùng là các phân ngạch cấp cao. Mỗi phân ngạch nhận được một thanh toán định kỳ (phí bảo hiểm hoán đổi), với các phân ngạch cấp thấp chào mức phí bảo hiểm cao hơn.
Một phân ngạch CDO tổng hợp có thể được tạo quỹ hoặc không được tạo quỹ. Theo các thỏa thuận hoán đổi, CDO có thể phải trả đến một số tiền nhất định trong trường hợp của một sự kiện tín dụng trên các nghĩa vụ tham chiếu trong danh mục đầu tư tham chiếu của CDO. Một số tiếp xúc tín dụng này được gây quỹ tại thời gian đầu tư bởi các nhà đầu tư trong các phân ngạch qây quỹ. Thông thường, những phân ngạch cấp thấp nào phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất của việc phải chịu thua lỗ phải gây quỹ vào lúc đóng cửa. Cho đến khi một sự kiện tín dụng xảy ra, số tiền thu được từ các phân ngạch được gây quỹ thường được đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản, chất lượng cao hoặc đặt trong một tài khoản GIC (hợp đồng đầu tư được đảm bảo) mang lại một hoàn vốn chỉ một vài điểm cơ bản dưới LIBOR. Hoàn vốn từ các khoản đầu tư này cộng với phí bảo hiểm từ đối tác hoán đổi cung cấp dòng tiền để trả tiền lời cho các phân ngạch được gây quỹ. Khi một sự kiện tín dụng xảy ra và một thanh toán cho đối tác hoán đổi là cần thiết, thanh toán theo yêu cầu được thực hiện từ GIC hoặc tài khoản dự trữ giữ các khoản đầu tư thanh khoản. Ngược lại, các phân ngạch cao cấp thường không được gây quỹ vì nguy cơ mất mát là thấp hơn nhiều. Không giống như một CDO tiền mặt, các nhà đầu tư trong một phân ngạch cấp cao nhận được các thanh toán định kỳ nhưng không đặt bất kỳ vốn nào vào CDO khi tham gia vào đầu tư. Thay vào đó, các nhà đầu tư này duy trì sự tiếp xúc gây quỹ liên tục và có thể phải thực hiện thanh toán cho CDO trong trường hợp thua lỗ của danh mục đầu tư chạm tới phân ngạch cao cấp. Phát hành tổng hợp được gây quỹ vượt 80 tỷ USD trong năm 2006. Từ quan điểm phát hành, các CDO tổng hợp mất ít thời gian để tạo ra. Các tài sản tiền mặt không cần phải được mua và quản lý, và các phân ngạch của CDO có thể được cấu trúc chính xác.
  • CDO lai ghép là công cụ trung gian giữa CDO tiền mặt và CDO tổng hợp. Danh mục đầu tư của một CDO lai ghép bao gồm cả tài sản tiền mặt cũng như các giao dịch hoán đổi để cung cấp cho CDO tiếp xúc tín dụng tới các tài sản bổ sung. Một phần số tiền thu được từ các phân ngạch được gây quỹ được đầu tư vào các tài sản tiền mặt và phần còn lại được nắm giữ trong dự trữ để trang trải các khoản thanh toán có thể được yêu cầu theo các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. CDO nhận được thanh toán từ ba nguồn: hoàn lại từ các tài sản tiền mặt, GIC hoặc các khoản đầu tư tài khoản dự trữ, và phí bảo hiểm CDO.
Các CDO đơn phân ngạchSự linh hoạt của các hoán đổi rủi ro tín dụng được sử dụng để xây dựng các CDO đơn phân ngạch (CDO đặt trước), khi toàn bộ CDO được cấu trúc đặc biệt cho một nhóm duy nhất hay nhóm nhỏ các nhà đầu tư, và các phân ngạch còn lại sẽ không bao giờ được bán ra mà được nắm giữ bởi các đại lý dựa trên các định giá từ các mô hình nội bộ. Rủi ro còn lại được phòng hộ delta bởi các đại lý này.Các biến thểKhông giống như các CDO, là các cấu trúc có định hạn thường giảm dần hoặc tái cấp vốn vào cuối kỳ hạn tài chính của chúng, các công ty vận hành cấu trúc là các biến thể được vốn hóa vĩnh viễn của các CDO, với một đội ngũ quản lý hoạt động và cơ sở hạ tầng. Họ thường phát hành kỳ phiếu, thương phiếu, và/hoặc chứng khoán lãi suất đấu giá, tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc và danh mục đầu tư của công ty. Các công ty sản phẩm phái sinh tín dụng (CDPC) và Phương tiện đầu tư cấu trúc (SIV) là những ví dụ, với CDPC nhận rủi ro tổng hợp và SIV với tiếp xúc 'tiền mặt' là chủ yếu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghĩa vụ nợ thế chấp http://www.businessspectator.com.au/bs.nsf/Article... http://www.abalert.com/Public/MarketPlace/Ranking/... http://www.bionicturtle.com/how-to/article/cash_co... http://infoproc.blogspot.com/2005/09/gaussian-copu... http://noir.bloomberg.com/apps/news?pid=newsarchiv... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&re... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601109&si... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601109&si... http://goldnews.bullionvault.com/files/Investment_... http://www.celent.com/PressReleases/20051031/CDOMa...